XIẾC VIỆT NAM ĐIỂM QUA MỘT SỐ SỰ KIỆN LỊCH SỬ
-Đầu thế kỷ XX nhiều đoàn xiếc danh tiếng của thế giới đã tới Việt nam như nhóm tạp kỹ Trung Quốc (1912), gánh xiếc Nhật Bản (1913), Đoàn xiếc Bostock của Anh (1914), Đoàn xiếc Amstrong của Anh (1922), Đoàn xiếc Rodeo của Mexico (1927), Đoàn Carnavale de Manila của Philipin (1929), Đoàn Amstrong của Anh sang lần thứ 2 (1930). Đoàn Uytixay của Ấn Độ (1935) … gây ảnh hưởng sâu rộng trong dấn chúng đương thời về trò xiếc mới lạ, hấp dẫn và mạo hiểm.
- Trước sự kiện của Đoàn xiếc phương Tây ồ ạt vào Việt Nam, các nghệ nhân xiếc trong nước đã tập hợp nhau lại mở lò luyện xiếc, góp vốn mở các gánh xiếc như gánh xiếc André Thận ở Sa Đéc (1917), gánh xiếc Năm Tú ở Mỹ Thọ (1918), Sáu Súng ở Nam Bộ (1919), gánh xiếc Tân Nam Việt ở Sài Gòn (1922), Ở Hà Nội có xiếc Việt Nam của Tạ Duy Hiển (1922), Xiếc Đại Nam cửa Lưu Khánh Vân (1924), Xiếc Long Tiên của Pham Xuân Trang (1925), Xiếc Đại Việt (Xiếc Ca Công) của Mai Thanh Các, và nhiều tốp xiếc nhỏ khác rải rác tại miền trung.
- Ngày 5 tháng 12 năm 1922, xiếc Việt Nam của Tạ Duy Hiển đã công diễn tại chờ Hàng Da, mở đầu cho trào lưu xiếc bản địa có quy mô lớn gồm nhà bạt, sân khấu tròn, với dàn diễn viên đông đảo cùng đoàn xiếc thú gồm : Voi, hổ, gấu, ngựa, dê, chó , khỉ ,… báo hiệu sự bắt đầu cho một thời kỳ mới của liên đoàn xiếc Việt Nam – Xiếc Việt Nam hiện đại.
- Ngày 16 tháng 01 năm 1956 Đội Xiếc Trung ương ra đời, đã tập hợp được nhiều Nghệ nhân tài ba của các gánh xiếc Hoa Hồng Đỏ của Hoàng Tố, gánh xiếc Vũ Đài Thủ Đô anh dũng của Trần Huy Chương, Xiếc Thăng Long của Tạ Duy Mai… đây là nền móng đầu tiên của Đội xiếc Trung ương – Liên đoàn xiếc Việt Nam sau này.
- Từ năm 1956 đến 1975 thống nhất đất nước, liên đoàn xiếc Việt Nam phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng được những đòi hỏi của thời kỳ xây dựng đất nước và chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
- Ngày 3 tháng 10 năm 1966 một tên tuổi lớn của ngành xiếc Việt Nam qua đời, đó là lão nghệ sĩ Tạ Duy Hiển, Bộ Văn Hóa – Thông tin đã tặng tấm bia đá ghi rõ : “Nghệ sĩ nhân dân Tạ Duy Hiển, người có công sáng lập ngành xiếc Việt Nam hiện đại ”
- Năm 1962 xiếc Việt Nam vươn ra Thế giới biểu diễn thành công tại Đông Âu và một số nước bạn bè như Trung quốc, Triều tiên, Mông cổ,… tham gia nhiều cuộc thi xiếc quốc tế tại Cuba, Liên xô, Trung quốc…
- Ngày 15 tháng 8 năm 1978 Bộ trưởng Bộ Văn Hóa – Thông tin Nguyễn Văn Hiếu ký quyết định : “Chuyển đoàn xiếc nhân dân Trung ương thành Liên đoàn xiếc Việt Nam ” với 7 nhiệm vụ :
+ Nghiên cứu đề xuất phương hướng xây dựng và phát triển ngành xiếc.
+ Xây dựng chương trình tiết mục, thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch biểu diễn.
+ Quản lý nội dung và nghệ thuật của đoàn trong Liên đoàn, các đơn vị xiếc chuyên nghiệp và không chuyên trong cả nước.
+ Tổ chức chỉ đạo và sáng tác cho ngành xiếc.
+ Sưu tầm nghiên cứu đức kết kinh nghiệm nghệ thuật áp dụng những kết quả nghiên cứu vào sáng tác biểu diễn và giảng dạy nhằm phát huy truyền thống nghệ thuật xiếc Việt Nam.
+ Đào tạo và bồi dưỡng diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp ở Trung ương và địa phương.
+ Xây dựng và trình Bộ những luật lệ chính sách, chế độ cho diễn viên và CBCN xiếc.
-Ở trong nước, liên đoàn xiếc toàn quốc năm 1981 , 1987 , 1995, 2002 là điểm mốc quan trọng về sự phát triển và vươn lên về đẳng cấp nghề nghiệp của nghệ sĩ xiếc Việt Nam, với nhiều đoàn xiếc trong cả nước tham gia như Liên đoàn xiếc Việt nam, đoàn xiếc Hà nội, đoàn xiếc thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn xiếc nhân dân Long An, Đoàn xiếc Đồng Nai, Đoàn xiếc Hoa PowLang…
- Thành quả đạt được qua Liên hoan xiếc quốc tế tại Việt Nam năm 1997. 2004,2006,2012 và Liên hoan xiếc gần đây tại Pháp. Ý , Monaco, Hungari, Đức , Tây Ban Nha, Trung Quốc, Triều tiên … Khẳng định vị thế của Xiếc Việt Nam trên sân khấu xiếc thế giới , Đóng góp phần không nhỏ vào vị trí của xiếc Việt Nam trong hệ thống sân khấu nước nhà.
- Nhờ những đóng góp có hiệu quả và thành tích nổi trội. Nhà nước đã trao tặng Liên Đoàn Xiếc Việt Nam :
+Huân chương lao động hạng ba.
+Huân chương lao động hạng hai.
+Huân chương lao động hạng nhất.
-Năm 2000 Liên đoàn xiếc Việt Nam vinh dự được nhà nước trao tặng :
+Huân chương độc lập hạng ba
+Lá cờ đầu của ngành Văn Hóa – Thông tin nhiều năm Liền , cờ luân lưu của Thủ tướng chính phủ và nhiều phần thưởng cao quý khác.
+Phong tặng 3 danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và hàng chục danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, Nhà giáo ưu tú cho những nghẹ sĩ xiếc tài năng, có đóng góp đặc biệt xuất sắc///
- 57 năm xây dựng phát triển của Liên đoàn xiếc Việt Nam là sự đóng góp công sực của gần 1000 cán bộ nghệ sĩ, Nhạc sĩ, Họa sĩ, CNVC qua các thời kỳ. Thành quả đó đã gắn liền với các sự kiện quan trọng của đất nước trong thời kỳ đầu xây dựng đất nước, thời kỳ chống chiến tranh phá hoại, thời kỳ xây dựng CNXH và sự nghiệp đổi mới của cả dân tộc.
Nhờ những đóng góp to lớn đó, nhân dịp kỷ niệm 57 năm thành lập 16/1/1956 – 16/1/2013, Liên Đoàn xiếc Việt Nam đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Hai.
-Đầu thế kỷ XX nhiều đoàn xiếc danh tiếng của thế giới đã tới Việt nam như nhóm tạp kỹ Trung Quốc (1912), gánh xiếc Nhật Bản (1913), Đoàn xiếc Bostock của Anh (1914), Đoàn xiếc Amstrong của Anh (1922), Đoàn xiếc Rodeo của Mexico (1927), Đoàn Carnavale de Manila của Philipin (1929), Đoàn Amstrong của Anh sang lần thứ 2 (1930). Đoàn Uytixay của Ấn Độ (1935) … gây ảnh hưởng sâu rộng trong dấn chúng đương thời về trò xiếc mới lạ, hấp dẫn và mạo hiểm.
- Trước sự kiện của Đoàn xiếc phương Tây ồ ạt vào Việt Nam, các nghệ nhân xiếc trong nước đã tập hợp nhau lại mở lò luyện xiếc, góp vốn mở các gánh xiếc như gánh xiếc André Thận ở Sa Đéc (1917), gánh xiếc Năm Tú ở Mỹ Thọ (1918), Sáu Súng ở Nam Bộ (1919), gánh xiếc Tân Nam Việt ở Sài Gòn (1922), Ở Hà Nội có xiếc Việt Nam của Tạ Duy Hiển (1922), Xiếc Đại Nam cửa Lưu Khánh Vân (1924), Xiếc Long Tiên của Pham Xuân Trang (1925), Xiếc Đại Việt (Xiếc Ca Công) của Mai Thanh Các, và nhiều tốp xiếc nhỏ khác rải rác tại miền trung.
- Ngày 5 tháng 12 năm 1922, xiếc Việt Nam của Tạ Duy Hiển đã công diễn tại chờ Hàng Da, mở đầu cho trào lưu xiếc bản địa có quy mô lớn gồm nhà bạt, sân khấu tròn, với dàn diễn viên đông đảo cùng đoàn xiếc thú gồm : Voi, hổ, gấu, ngựa, dê, chó , khỉ ,… báo hiệu sự bắt đầu cho một thời kỳ mới của liên đoàn xiếc Việt Nam – Xiếc Việt Nam hiện đại.
- Ngày 16 tháng 01 năm 1956 Đội Xiếc Trung ương ra đời, đã tập hợp được nhiều Nghệ nhân tài ba của các gánh xiếc Hoa Hồng Đỏ của Hoàng Tố, gánh xiếc Vũ Đài Thủ Đô anh dũng của Trần Huy Chương, Xiếc Thăng Long của Tạ Duy Mai… đây là nền móng đầu tiên của Đội xiếc Trung ương – Liên đoàn xiếc Việt Nam sau này.
- Từ năm 1956 đến 1975 thống nhất đất nước, liên đoàn xiếc Việt Nam phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng được những đòi hỏi của thời kỳ xây dựng đất nước và chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
- Ngày 3 tháng 10 năm 1966 một tên tuổi lớn của ngành xiếc Việt Nam qua đời, đó là lão nghệ sĩ Tạ Duy Hiển, Bộ Văn Hóa – Thông tin đã tặng tấm bia đá ghi rõ : “Nghệ sĩ nhân dân Tạ Duy Hiển, người có công sáng lập ngành xiếc Việt Nam hiện đại ”
- Năm 1962 xiếc Việt Nam vươn ra Thế giới biểu diễn thành công tại Đông Âu và một số nước bạn bè như Trung quốc, Triều tiên, Mông cổ,… tham gia nhiều cuộc thi xiếc quốc tế tại Cuba, Liên xô, Trung quốc…
- Ngày 15 tháng 8 năm 1978 Bộ trưởng Bộ Văn Hóa – Thông tin Nguyễn Văn Hiếu ký quyết định : “Chuyển đoàn xiếc nhân dân Trung ương thành Liên đoàn xiếc Việt Nam ” với 7 nhiệm vụ :
+ Nghiên cứu đề xuất phương hướng xây dựng và phát triển ngành xiếc.
+ Xây dựng chương trình tiết mục, thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch biểu diễn.
+ Quản lý nội dung và nghệ thuật của đoàn trong Liên đoàn, các đơn vị xiếc chuyên nghiệp và không chuyên trong cả nước.
+ Tổ chức chỉ đạo và sáng tác cho ngành xiếc.
+ Sưu tầm nghiên cứu đức kết kinh nghiệm nghệ thuật áp dụng những kết quả nghiên cứu vào sáng tác biểu diễn và giảng dạy nhằm phát huy truyền thống nghệ thuật xiếc Việt Nam.
+ Đào tạo và bồi dưỡng diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp ở Trung ương và địa phương.
+ Xây dựng và trình Bộ những luật lệ chính sách, chế độ cho diễn viên và CBCN xiếc.
-Ở trong nước, liên đoàn xiếc toàn quốc năm 1981 , 1987 , 1995, 2002 là điểm mốc quan trọng về sự phát triển và vươn lên về đẳng cấp nghề nghiệp của nghệ sĩ xiếc Việt Nam, với nhiều đoàn xiếc trong cả nước tham gia như Liên đoàn xiếc Việt nam, đoàn xiếc Hà nội, đoàn xiếc thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn xiếc nhân dân Long An, Đoàn xiếc Đồng Nai, Đoàn xiếc Hoa PowLang…
- Thành quả đạt được qua Liên hoan xiếc quốc tế tại Việt Nam năm 1997. 2004,2006,2012 và Liên hoan xiếc gần đây tại Pháp. Ý , Monaco, Hungari, Đức , Tây Ban Nha, Trung Quốc, Triều tiên … Khẳng định vị thế của Xiếc Việt Nam trên sân khấu xiếc thế giới , Đóng góp phần không nhỏ vào vị trí của xiếc Việt Nam trong hệ thống sân khấu nước nhà.
- Nhờ những đóng góp có hiệu quả và thành tích nổi trội. Nhà nước đã trao tặng Liên Đoàn Xiếc Việt Nam :
+Huân chương lao động hạng ba.
+Huân chương lao động hạng hai.
+Huân chương lao động hạng nhất.
-Năm 2000 Liên đoàn xiếc Việt Nam vinh dự được nhà nước trao tặng :
+Huân chương độc lập hạng ba
+Lá cờ đầu của ngành Văn Hóa – Thông tin nhiều năm Liền , cờ luân lưu của Thủ tướng chính phủ và nhiều phần thưởng cao quý khác.
+Phong tặng 3 danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và hàng chục danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, Nhà giáo ưu tú cho những nghẹ sĩ xiếc tài năng, có đóng góp đặc biệt xuất sắc///
- 57 năm xây dựng phát triển của Liên đoàn xiếc Việt Nam là sự đóng góp công sực của gần 1000 cán bộ nghệ sĩ, Nhạc sĩ, Họa sĩ, CNVC qua các thời kỳ. Thành quả đó đã gắn liền với các sự kiện quan trọng của đất nước trong thời kỳ đầu xây dựng đất nước, thời kỳ chống chiến tranh phá hoại, thời kỳ xây dựng CNXH và sự nghiệp đổi mới của cả dân tộc.
Nhờ những đóng góp to lớn đó, nhân dịp kỷ niệm 57 năm thành lập 16/1/1956 – 16/1/2013, Liên Đoàn xiếc Việt Nam đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Hai.